DỊCH VỤ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI QUẢNG BÌNH – HÀ TĨNH – NGHỆ AN

Lượt xem:


Quý công ty chuẩn bị kế hoạch hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại. Song song đó, quý công ty đang gặp vấn đề về quy định môi trường, cần được tư vấn môi trường để hoàn thành hồ sơ, thủ tục theo quy định của Nhà nước. Quý công ty đang muốn tìm hiểu về Lập báo cáo giám sát môi trường xem có phù hợp và cần thiết hay không? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin Lập báo cáo giám sát môi trường tham khảo.

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ?
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức báo cáo kết quả chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. (Cơ quan tiếp nhận báo cáo giám sát môi trường: Phòng TNMT quận huyện, Sở TNMT và cơ quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.)
cong-ty-lap-bao-cao-giam-sat-moi-truong-gia-re
2. Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường?
Căn cứ để thực hiện việc Giám sát môi trường định kỳ:
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/4/2015
– Nội dung “Chương trình quản lý và giám sát môi trường” của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc “Bản kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “Đề án bảo vệ môi trường” hoặc “Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường”, để xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát.
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ giúp cho công ty nắm được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.
10072012 Anh det may xuat khau cua May 10
3. Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… có xả thải đều phải lập báo cáo giám sát môi trường.
cong-ty-TNHH-Clipsal-Viet-Nam
4. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường:
– Giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần
– Giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần
Tùy theo cơ quan chức năng của mỗi nơi quy định mà thời gian và tần suất nộp báo cáo giám sát môi trường khác nhau, có thể 2lần/ năm hoặc 1 lần/ năm.
xưởng-gỗ
5. Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường:
Bắt đầu tiến hành xây dựng hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã có giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh.
-uploaded-sanpham-thiet bi moi truong-moi truong khi-do on_NL-62_cr_400x250
6. Quy trình Lập báo cáo giám sát môi trường
– Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu , thu thập thông tìn tài liệu của dự án ( 1 ngày)
– Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm ( 1 ngày)
– Bước 3: Chờ kết quả phân tích và ghi nhận vào báo cáo ( 7 ngày)
– Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường ( 2 ngày)
– Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký ( 1 ngày)
– Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư (1 ngày). Bàn giao cho khách hàng.

Tổng thời gian thực hiện là 13 ngày, không tính thời gian khách hàng cung cấp tài liệu, đọc và ký báo cáo.

7. Hồ sơ:
– Hiện trạng hoạt động của công ty
– Tính chất và quy mô của công ty
– Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã có của công ty hoặc báo cáo giám sát môi trường kỳ trước đó
– Các văn bản liên quan ( hợp đồng chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, hóa đơn điện, nước..)

Quý khách liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn để được tư vấn chi tiết hơn qua số điện thoại :
0934.820.815 – 0962.712.884