DỊCH VỤ TƯ VẤN, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG, QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, CÁC TỈNH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN VÀ TOÀN QUỐC

Lượt xem:


THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

item_s72

1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường

– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường);
– Các cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường);
– Các cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường (theo Điều 3 và Điều 15 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT).

2. Nội dung chương trình giám sát

– Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
– Theo dõi lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu khác);
– Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất…);
– Theo dõi diễn biến và thực trạng các yếu tố: như xói mòn, trượt, sạt lở, lún đất, xói lở bờ sông, bờ suối… do hoạt động sản xuất gây ra;
– Theo dõi sự thay đổi trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở: các cơ sở tự báo cáo trong thời gian lập Báo cáo giám sát môi trường có thay đổi về quy trình công nghệ sản xuất hay thay đổi về quy mô sản xuất, thay đổi các nguyên, nhiên liệu sản xuất (xăng, dầu, củi, gas hoặc nhiên liệu khác cải tiến công nghệ hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường); nếu có thay đổi ghi cụ thể thay đổi như thế nào so với hồ sơ pháp lý về môi trường đã được cấp.

3. Báo cáo giám sát môi trường

– Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông qua Báo cáo giám sát môi trường.
– Nơi gửi báo cáo: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã nơi cơ sở đang hoạt động để quản lý. Ngoài ra các cơ sở thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết gởi thêm một (01) bản về Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. Tần suất, thông số giám sát môi trường

– Việc xác định thông số giám sát môi trường nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung… tuân thủ theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
– Trong trường hợp chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường (các cơ sở chưa lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường để được phê duyệt, xác nhận), đề nghị các cơ sở tham khảo các thông số môi trường chính về nước thải, khí thải… tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khi có quy định mới về lập Đề án bảo vệ môi trường đề nghị các cơ sở tiến hành lập Đề án bảo vệ môi trường theo quy định.
– Tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu là 3 tháng/lần đối với chất thải, 06 tháng/lần đối với môi trường xung quanh. Các kết quả phân tích thông số giám sát môi trường phải được tổng hợp và đính kèm trong Báo cáo giám sát môi trường, định kỳ báo cáo 06 tháng/lần. Báo cáo giám sát môi trường được lập và gửi lần 1 trước ngày 31 tháng 6, lần 2 trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

5. Xử phạt vi phạm về môi trường

Các cơ sở không thực hiện các quy định về giám sát môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.