TẠI SAO PHẢI LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ?
Lượt xem:
Đơn vị chúng tôi có đầy đủ giấy phép và khả năng máy móc cũng như nhân lực để thực hiện công việc giám sát môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khắp đất nước.
Một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động luôn cần phải có những hồ sơ pháp lý môi trường để ” Bộ – Sở tài nguyên môi trường ” theo dõi nhằm khắc phục những tình trạng ô nhiễm môi trường nặng gây ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu và báo cáo giám sát môi trường là một trong những hồ sơ môi trường cần phải có khi một doanh nghiệp hoạt động.
Bên cạnh những công ty xí nghiệp đã làm rồi còn có những công ty chưa biết đến các hồ sơ môi trường này để đến khi sở tài nguyên môi trường đi kiểm tra thì sẽ bị phạt rất nặng theo thông tư mới nhất mà bộ tài nguyên môi trường mới đưa ra.
Chính vì thế câu hỏi vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ?
Sẽ là một câu hỏi mà rất nhiều quý công ty đã và đang mắc phải.
Dưới đây là các vấn đê liên quan đến việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
1. Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ?
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là loại văn bản mà các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Nội dung chính của báo cáo sẽ thể hiện trạng chất lượng môi trường qua mỗi kỳ báo cáo và phương hướng giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.
Cụ thể như sau
• Các nguồn gây tác động môi trường ;
• Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp
dụng và kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường;
• Kết luận và kiến nghị.
2. Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi quan trắc số liệu của đơn vị mình, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường,giúp cho mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc bảo vệ môi trường và góp phần ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.
3. Đối tượng cần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập báo cáo.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương)phải lập báo cáo.
4. Các bước lập báo cáo giám sát môi trường định kì
– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án., chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
– Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
– Đánh giá chất lượng môi trường.
– Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
5. Các văn bản pháp luật liên quan
– Công văn số 3105/TNMT-QLMT về hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.
– Luật bảo vệ môi trường 2014.
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (khoản 2, Điều 22)
– Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.
Ngoài ra, công ty chúng tôi còn tư vấn thiết kế xây dựng lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, xin giấy phép về môi trường và các dịch vụ tư vấn môi trường như báo cáo giám sát môi trường, đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, …